Sự phát triền của bé từ 2 - 3 tháng tuổi

Sự phát triền của bé từ 2 - 3 tháng tuổi - kiến thức bầu,kiến thức mang thai,kiến thức mẹ và bé,dinh dưỡng cho bà bầu,dinh dưỡng cho mẹ sau sinh,dinh dưỡng cho bé sơ sinh

Mom Baby Care09/04/2019609 Lượt xem

Sự phát triển của bé từ 2 - 3 tháng tuổi

 

Từ 2 - 3 tháng tuổi
Chiều dài  Bé trai: 58,4 – 67,6cm; trung bình: 63cm; Bé gái: 57,2 – 66cm; trung bình: 61,6cm
Cân nặng

 Bé trai: 5,4 – 8,5kg; trung bình: 6,9kg; Bé gái: 5 – 7,8kg; trung bình: 6,4kg.

Vòng đầu  Bé trai: 38,4 – 43,6cm; trung bình: 41cm; Bé gái: 37,7 – 42,5cm; trung bình: 40,1cm
Vòng ngực  Bé trai: 37,4 – 45,3cm; trung bình: 41,4cm; Bé gái: 36,5 – 42,7cm; trung bình: 39,6cm
Thóp  Thóp trước vẫn còn và không có thay đổi gì rõ rệt. Do đây là thời kỳ quan trọng của quá trình khép lại của hộp sọ nên đường khớp và thóp sau đã khít lại.

Vận động thô

 

- Khi nằm, đầu của bé thường ở vị trí thẳng, cũng có thể tự do quay sang hai bên. Hai cánh tay hoặc là đồng thời vươn ra ngoài hoặc chắp lại đặt ở chính giữa. Hai chân lúc thì co lại, lúc thì duỗi thẳng.

- Khi để bé nằm sấp trên bàn, bé ngóc đầu dậy, và có thể giữa thẳng đầu. Khi bé ngóc đầu dậy, cằm có thể rời khỏi mặt bàn khoảng 5 – 7,5cm, góc độ đạt đến 450. Lúc này bé có thể khống chế được đầu của mình.

- Khi nằm sấp, bé có thể tự động gập hai tay lại, chống hai tay để nâng ngực lên, đã có thể duỗi thẳng đùi.

- Khi ngồi, bé có thể giữ thẳng đầu, nhưng chưa ổn định, nếu hơi lay động thì đầu của bé sẽ gập về trước.

- Dùng hai tay đỡ lấy nách để bé đứng dậy, sau đó thả ra và ở trong tư thế bảo vệ, bé có thể đứng được trong một thời gian ngắn, sau đó 2 gối sẽ co lại.

su phat trien cua be 3 thang tuoi 1 chamsocmevabe.vn

Bé có thể ngốc đầu dậy trong khoảng thời gian ngắn khi nằm sấp (Ảnh minh họa)

Vận động tinh

 

- Đặt đồ chơi có tay cầm vào tay bé, bé có thể cầm lấy và đưa lên khoảng 30 giây. Nếu đổi sang đồ chơi hình tròn thì bé cũng sẽ chủ động cầm lấy và đưa lên.

- Khi nằm ngửa, bé sẽ cầm lấy quần áo hoặc tóc của mình.

- Hai tay không còn nắm lại nữa, khi đưa đồ chơi cho bé, không nên giật ra rồi lại đưa lại.

- Thích cho những vật cầm trong tay vào miệng.

Khả năng thích ứng

 

- Ôm bé đến cạnh bàn, sau đó đặt những thứ đồ chơi bắt mắt lên trên bàn, bé sẽ nhanh chóng chú ý đến chúng.

- Khi lấy đồ chơi trên bàn đi, và ôm bé đến cạnh bàn, bé sẽ chú ý đến mặt bàn.

- Khi nằm ngửa, đặt đầu bé quay sang một bên, người lớn cầm đồ chơi đưa cho bé nhìn; sau khi bé đã chú ý đến đồ chơi thì cầm chậm di chuyển sang phía bên kia, hai mắt bé sẽ nhìn theo đồ chơi cho đến chính giữa. Khi di động đồ chơi trước mặt bé, hai mắt bé di chuyển theo đồ chơi nhưng vẫn chưa thể bắt lấy.

- Khi để vật bắt mắt tronng tầm nhìn của bé, bé có thể nhìn chăm chú liên tục.

- Khi đặt vật ở nơi trẻ có thể nhìn thấy, sau khi nhìn thấy vật, bé sẽ ngọ ngoạy hai tay.

- Bế bé đến gần bàn, cho một quả bóng lăn từ bên này sang bên kia, bé sẽ chú ý vào quả bóng nhưng mắt nhìn vẫn chưa liên tục.

Loading...

Kết nối Facebook

Tat Quang Cao [X]